36
Hay
Hot 1 năm trước
linkhay.com
Bức ảnh của tuần: Nén đau cứu bé trai khỏi cắn lưỡi
Trên chảo lửa Thiên Trường Nam Định
(1768 clicks)
Loan tin
thinker
Duy_Truong
và 2 người nữa
SuperSliver đã gửi
- 2Hay
Chính thức bỏ "viên chức suốt đời" từ 01/7/2020
Viên chức là những người làm trong các đơn vị sự nghiệp như trường học, bệnh việnBình luận Loan tin
Nên rút kinh nghiệm lần sau để vừa khỏi đau tay vừa không nguy hại cho cháu bé.
1. Không cho bất kỳ vật gì, chất gì vào miệng người co giật, kể cả tay của bạn.
......
Vậy mà không phải vậy
Hôm qua, các anh chị truyền thông đồng loạt đưa hình ảnh về các anh cơ động giúp 1 cháu bé bị co giật đi cấp cứu. 1 anh thò tay vào miệng chịu đau để cháu cắn, tránh...cắn phải lưỡi.
Đây là 1 hình ảnh đẹp. Đem lại hiệu quả về mặt truyền thông rất tốt về các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ.
Nhưng, nó cũng cho thấy rằng kiến thức sơ cấp cứu của những người làm việc tại nơi công cộng đang bị hổng rất nhiều. Mặc dù nhiều lần mình khẳng định các nhân viên làm việc nơi đông người PHẢI được huấn luyện về sơ cấp cứu.
SAVE-an toàn là từ khoá cho mọi hành động cấp cứu. An toàn cho người tham gia cứu hộ và an toàn cho nạn nhân. THỜI GIAN là vàng nhưng AN TOÀN là mạng sống.
Trong tình trạng động kinh, nguy cơ cắn phải lưỡi rất ít, vì khi co giật cơ sẽ co cứng lại và tăng trương lực. Như vậy lưỡi sẽ tụt xuống chứ chả bao giờ lè ra để cắn phải đâu. Điều đáng sợ nhất là tụt lưỡi gây ngạt và sặc đờm dãi vào phổi gây viêm phổi do nuốt.
Trong các sách sơ cấp cứu. Vết cắn do người được xếp mức độ nhiễm trùng và nguy hiểm cao hơn súc vật cắn vì hệ vi khuẩn trong khoang miệng của người đôi khi phong phú hơn động vật.
Tiếp nữa, khi cho dị vật nào đó vào mồm, sẽ gây nguy cơ đẩy dị vật nếu có vào sâu hơn. Và gây ngạt. Chưa kể nếu cơn co giật mạnh, sẽ làm gãy răng nạn nhân.
Điều này cho thấy rằng, hiệu quả về mặt hình ảnh và truyền thông đôi khi không nhất thiết phải đúng với sự thực. Đó là lý do mình thường nói, xã hội ta đang cần đẹp, không cần đúng. Bọn bác sĩ còn bị vả sml dài dài He he
Cre: Dr Hung Ngo